NỘI DUNG
Xương rồng Bát Tiên
Cây xương rồng Bát Tiên có tên khoa học là Euphorbia milii. Cây còn được gọi bằng tên
Hoa Bát Tiên hoặc Hoa Mão Gai. Điểm đặc trưng của cây là đa dạng về màu sắc thân, bên ngoài thân phủ gai chi chít, bên trong chứa đầy nhựa mủ. Chính nhựa mủ này là chất độc có thể khiến bỏng rát, đau nhức nếu chẳng may tiếp xúc.
Cây trúc đào
Cây trúc đào thích nghi tốt với môi trường nắng nóng, khô hạn, rất dễ trồng và chăm sóc, cây thường dùng trang trí quanh công viên, đường phố. Lá cây trúc đào chứa nhiều độc tố, vì thế bạn nên cẩn thận không ngắt lá hoặc bóp nát lá bằng tay. Nếu chất nhựa này đi vào cơ thể có thể gây các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, hôn mê sâu, thậm chí là tử vong.
Cây Hồng Môn
Hồng môn nằm trong danh sách các giống cây có khả năng làm sạch không khí rất lý tưởng, nhất là khí độc formaldehyde, xylene, toluene, và amoniac. Tuy tác dụng là thế nhưng bản thân hồng môn lại chứa không ít chất độc, chiếm nhiều nhất là chất Calcium oxalate và Asparagine.
Nếu bạn chỉ đặt trang trí và không chạm vào thì hoàn toàn không e ngại vấn đề ảnh hưởng sức khỏe. Vì cây hồng môn chỉ phát độc tố khi lỡ nuốt phải bất kỳ bộ phận nào của cây mà thôi.
Vạn niên thanh
Tên khoa học của loài cây này là Rohdea japonica Rosh. Cây vạn niên thanh thuộc dòng cát tường, sống lâu, xanh tốt quanh năm, có lẽ đây chính là ưu điểm khiến cây rất được yêu thích trưng bày trong các dịp lễ lớn như tết nguyên đán, đám cưới, mừng thọ… Lá cây có màu xanh bắt mắt có thể sống dễ dàng trong mọi điều kiện dù khắc nghiệt đến đâu.
Mặt khác, ẩn chứa bên trong các lá cây là tinh thể calcium oxalate – một độc tố có thể gây ngứa ngáy, nôn mửa, sùi bọt mép… khi tiếp xúc trực tiếp với lá. Nếu muốn trang trí nhà bằng vạn niên thanh bạn nên đặt cao xa tầm với của trẻ nhỏ.
Xem thêm:
Cây vạn tuế
Vạn tuế thuộc họ thiên tuế Cycadaceae, tên khoa học là Cycas revoluta Thunb, cây sinh sống nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. Cây vạn tuế chỉ thích hợp khi trồng trong môi trường thoáng khí, ngoài trời, do đó bạn tránh đặt cây trong nhà kín vì các độc tố phát ra từ cây có thể gây ngộp thở, ngộ độc, rối loạn thần kinh mãn tính, thậm chí tỷ lệ gây tử vong tương đối cao.
Cây đỗ quyên
Đỗ quyên có tên khoa học là Rhododendron occidentale. Cây được trồng nhiều vào dịp Noel vì màu sắc tươi tắn, rực rỡ. Thế nhưng theo nghiên cứu, toàn bộ bộ phận trên cây đều ẩn chứa nhiều độc tố, cụ thể là Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Trong một số trường hợp chỉ cần ăn phải một lượng lá nhỏ đỗ quyên cũng khiến uể oải, chóng mặt, gây ngộ độc nặng…
Cây lan ý
Lan ý là một trong số các loài hoa mang nhiều ý nghĩa phong thủy, không chỉ thế lan ý còn mê hoặc lòng người bởi vẻ đẹp dịu dàng, tinh khiết. Đặt lan ý trong nhà có thể thanh lọc không khí, giữ ẩm, giúp cuộc sống của bạn trở nên thoải mái và trong lành hơn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được mặt trái của lan ý. Phần lớn các bộ phận trên cây đều tồn tại nhiều chất độc gây nguy hiểm, nếu lỡ nuốt phải có thể gây tiêu chảy, sưng người, suy thận…
Cẩm Tú Cầu
Vẻ ngoài của cẩm tú cầu rất được nhiều người si mê. Hoa tú cầu mọc thành cụm, nở to, trông vô cùng độc đáo. Tuy vậy, bạn cũng cần thận trọng vì trong lá và củ của cây có chứa nhiều chất Hydragin-cyanogenic glycoside – gây tiêu chảy, nôn mửa, khó thở…
Cây ngô đồng
Cây ngô đồng có tên khoa học là Jatropha podagrica. Tên gọi quen thuộc của ngô đồng là sen lục bình. Dáng cây khá đẹp, lớn nhanh, song song đó lá cây còn có công dụng chữa viêm nhiễm rất hiệu quả.
Thế nhưng, bản thân cây ngô đồng có chứa chất độc curcin – thành phần có khả năng làm tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, nặng hơn là mắc các bệnh ở gan, rối loạn tim mạch, xuất huyết tiêu hóa…
Xem thêm:
Bài viết trên đây là tổng hợp các loại cây cảnh có độc bạn nên thận trọng trước khi thiết kế trang trí cho không gian sống của mình nhé.